EnglishTiếng Việt

Dong Nai Honey

Ngành ong mật Đồng Nai trong xu thế hội nhập

E-mail Print PDF

 

Từ những năm 60 - Nghề nuôi ong lấy mật mới bắt đầu phổ cập trên tỉnh Đồng Nai, với quy mô nhỏ, lẻ, chủ yếu là “Tự cung, tự cấp”.

Cho đến nay, sau gần 50 năm thăng trầm cùng thời gian - Ngành ong mật Đồng Nai đã trở mình để trở thành một ngành nghề xuất khẩu đặc trưng của tỉnh nhà. Hiện tại ở Đồng Nai có hơn 800 trại nuôi ong, với tổng đàn vào mùa khai thác lên đến 200.000 đàn ong. Có sản lượng bình quân hàng năm lên đến 6.000 tấn mật ong.

 
Khảo sát một trại ong tại xã Long Khánh - Đồng Nai
  

Do tính chất đặc thù tập quán tiêu dùng của thị trường nội địa, nên hơn 90% sản lượng mật ong của Đồng Nai phục vụ cho xuất khẩu, với thị trường chủ yếu là các nước phát triển: Mỹ, EU, Nhật.

Mặc dù nhu cầu mật ong trên thế giới rất lớn, tuy nhiên yêu cầu về vệ sinh ATTP đang là một thách thức rất lớn đối với ngành ong VN nói chung và ngành ong Đồng Nai nói riêng. Nhất là trong điều kiện sản xuất mật ong của chúng ta đều ở trong tình trạng “Du canh, du cư ” khó có thể kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong quá trình nuôi dưỡng và khai thác.

 

Hoạt động xuất khẩu tại Công ty

 

 

 Ổn định, giữ vững và phát triển thị trường là vấn đề “Sống còn” của ngành ong Đồng Nai. Mà trong đó: yếu tố chất lượng là chìa khóa quan trọng mở ra tương lai cho sự phát triển của ngành ong mật Đồng Nai.

 

Buổi tập huấn tại trại ong ở Trảng Bom - Đồng Nai

 

Để làm được điều đó, không ai khác mà tất cả chúng ta: Người nuôi ong - Hội Nuôi ong Đồng Nai - Công ty cổ phần Ong Mật Đồng Nai, phải thực sự vào cuộc.  

Đối với người nuôi ong:

Đồng Nai được thiên nhiên ưu đãi, với thảm thực vật và nguồn cây có mật dồi dào; Nhiệt độ, ẩm độ rất thích hợp cho sự phát triển của con ong, cùng với kinh nghiệm nuôi ong Apis Mellifera đã được tích lũy trong hơn 5 thập kỷ qua. Nhờ đó, kinh tế của người nuôi ong Đồng Nai đã được khá lên rất nhiều.

 

Buổi họp tổ trong CLB “Những người nuôi ong sạch”

 

 

Ai cũng muốn duy trì và phát triển nghề nuôi ong, nhưng chưa ai nhận thức được một cách đầy đủ:

Dư lượng kháng sinh trong mật ong ở đâu mà có?

Thật ra, dư lượng kháng sinh trong mật ong không phải do con ong tạo ra, mà chủ yếu do tác động cơ học của con người trong quá trình nuôi dưỡng và khai thác bằng sự thâm nhập các chất tồn dư trong mật ong chủ yếu theo các cách:

1) Sử dụng đường trong mùa khai thác.

2) Phòng và trị bệnh cho ong không đúng phương pháp.

3) Sử sụng bột phấn nhân tạo không rõ nguồn gốc.

4) Bổ sung những thức ăn và vi lượng có nhiễm dư lượng kháng sinh.

5) Bao bì và dụng cụ chứa mật.

Dư lượng kháng sinh trong sản phẩm Nông nghiệp đang là nỗi ám ảnh của người tiêu dùng trên thế giới. Với hàng rào kỹ thuật ngày càng chặt chẻ hơn- Đòi hỏi mỗi người nuôi ong vì lương tâm nghề nghiệp, vì trách nhiệm với làng Ong Đồng Nai và cũng vì cuộc sống của chính mình để có những hành động thiết thực trong quá trình nuôi dưỡng và khai thác những sản phẩm của ngành ong.

Đối với Hội nuôi ong tỉnh Đồng Nai:

Củng cố lại các Tổ Câu lạc bộ hiện có, trên cơ sở sơ kết quá trình hoạt động của CLB “Những người nuôi ong sạch” để có được mô hình chuẩn với những tiêu chí rõ ràng của Tổ CLB phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh Đồng Nai để triển khai, nhằm tạo ra  được 1 hệ thống cơ sở đủ mạnh, kết nối người nuôi ong với doanh nghiệp. Thông qua đó để phổ biến kinh nghiệm nuôi ong, nắm bắt những yêu cầu của thị trường để định hướng cho người nuôi ong.

 

Hội thảo “Mật ong, chất lượng và thị trường” tại Công ty

 

Ngoài ra: Tổ CLB không những là nơi chia sẽ thông tin mà cũng là nơi gắn bó tình cảm lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong khó khăn của cuộc sống, cùng giám sát cộng đồng để quản lý tốt chất lượng sản phẩm.

 

Đối với Doanh nghiệp:

Sẽ là “Bà đỡ” cho người nuôi ong; Trên cơ sở đầu tư có bảo đảm giá, bao tiêu sản phẩm cho các thành viên trong CLB - Tổ chức tốt dịch vụ “Tiền mãi”, tư vấn và phòng trị bệnh ong miễn phí. Hướng dẫn “Bước đi hoa” phù hợp theo mùa vụ.

 

Buổi họp các tổ trưởng trong CLB “Những người nuôi ong sạch”

 

 

Tạo điều kiện để người nuôi ong có cơ hội trở thành cổ đông của Công ty, trên cơ sở phát hành mới trái phiếu chuyển đổi. Chủ động để kết nối chuỗi giá trị:

Nhân đàn - Nuôi dưỡng - Khai thác - Vận chuyển - Bảo quản - Sơ chế và xuất khẩu

 

 Tóm lại:

Làm gì để: "Người nuôi ong giàu, Công ty mạnh”? - không chỉ là mục đích, trách nhiệm của người nuôi ong và Công ty mà còn là nghĩa vụ của mọi thành viên trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế.

 

 

 

Các tin liên quan:

 

Last Updated ( Wednesday, 12 October 2011 01:25 )  

Dong Nai Honey Video



Get the Flash Player to see this player.

time2online Joomla Extensions: Simple Video Flash Player Module

Tư Vấn Trực Tuyến

Khách Online

     We have 9 guests online

Mục Tiêu Công Ty

Xây dựng thương hiệu “APIDONA” trên thị trường trong nước và Quốc tế. Tiến hành xuất khẩu mật ong ở dạng thành phẩm.
Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Ổn định và nâng cao chất lượng sống Chi tiết...

Chiến Lược Kinh Doanh

Chất lượng sản phẩm là yếu tố “Sống còn” của Ngành ong Đồng Nai, với Slogan “Vì sức khỏe của Bạn”.
Công ty cũng cố và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ “Những Người nuôi ong sạch”, dần dần đưa các Thành viên trong CLB trở thành Cổ đông của Công ty. Chi tiết...

DONGNAIHONEY

Năm 1978, sự ra đời của Công ty ong mật Đồng Nai đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành nuôi ong tại Đồng Nai. Bởi, bắt đầu từ đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có hẳn một doanh nghiệp chuyên tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư Chi tiết...

Kênh Link Xoilac trực tiếp bóng đá